Tìm kiếm tin tức
DANH MỤC
.
 
           
            
           
         
         
    
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Điểm báo điện tử ngày 12/6/2015
Ngày cập nhật 12/06/2015

6 trường hợp nghi nhiễm MERS có kết quả âm tính

Ngày 10-6, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, mẫu bệnh phẩm của 1 bệnh nhân nữ 23 tuổi đang cách ly tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ đã có kết quả âm tính với MERS. 

Bệnh nhân là du học sinh tại Evergreene - ELM Houston Texas (Mỹ) trở về Việt Nam quá cảnh tại sân bay Hàn Quốc trong 16 giờ, vào Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ ngày 7-6 với triệu chứng sốt (40,8 độ C) lạnh run, đau đầu, tiểu gắt, không ho hoặc khó thở.

Cũng trong ngày 10-6, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông báo, 5 bệnh nhân (4 người ở Hà Nội và 1 người ở Phú Thọ) trở về từ Hàn Quốc và Trung Quốc, nhập viện cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm tại bệnh viện này đều đã có kết quả âm tính với MERS và được ra viện. 

http://www.anninhthudo.vn/khoe-dep/6-truong-hop-nghi-nhiem-mers-co-ket-qua-am-tinh/615460.antd

 

MERS-CoV: hiểu sẽ không sợ

Chỉ lác đác vài người, đếm chưa hết một bàn tay, đeo khẩu trang trong tổng số khoảng 1.000 người dự phiên khai mạc Hội nghị toàn cầu các nhà báo khoa học diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc từ ngày 8 đến 11-6.

Hình ảnh này ngay lập tức được một nữ nhà báo Hoa Kỳ đưa lên Facebook của mình kèm theo lời bình: “Các nhà khoa học Hàn Quốc khẳng định thật vô nghĩa khi đeo khẩu trang nếu bạn không bị bệnh”.

Hết giờ làm việc, thử xuống “đại siêu thị” nằm trong lòng đất, ngay dưới Trung tâm hội nghị, triển lãm COEX, lại thêm điều bất ngờ tương tự: hoàn toàn không có gì bất thường!

Vẫn tấp nập kẻ bán người mua, cười nói và chỉ lác đác vài người đeo khẩu trang. Trên đường phố, dưới tàu điện ngầm, trên xe buýt cũng vậy, tại sân bay quốc tế Incheon cũng vậy, cuộc sống cứ bình thường diễn ra...

Có ở Seoul những ngày này mới thấy báo chí thế giới, trong đó có Việt Nam, đang vẽ nên một Seoul đáng sợ và khó gần, không như những gì hiện đại, nhộn nhịp và đáng yêu của thành phố hơn 10 triệu dân nằm bên dòng sông Hán này. Trò chuyện với người dân Seoul mới biết hóa ra sự bình thường đó có lý do của nó.

Từ dân thường, người bán hàng đến công chức đều có thể nói vanh vách MERS đến từ đâu, bệnh nhân đầu tiên từ Trung Đông trở về trải qua bốn bệnh viện khác nhau ra sao, cơ chế lây bệnh, triệu chứng bệnh, cách phòng tránh bệnh như thế nào...

Sống ở một trong những quốc gia phát triển vào loại bậc nhất thế giới về khoa học - công nghệ, gần như mọi người dân Hàn Quốc đều kết nối với Internet. Họ nắm thông tin, hiểu tình hình nên không sợ nhưng cũng không lơ là, mất cảnh giác.

Đến đây chợt nhớ câu chuyện với vị bác sĩ đầu ngành về nhiễm của Việt Nam buổi tối trước khi sang xứ sở kim chi. Lúc đó hơn 9g tối, chuông điện thoại của vị bác sĩ reo lên.

Phía bên kia, một cô (sau này mới biết là phóng viên và đi cùng đoàn) giọng lo ngại: mai em phải đi công tác Hàn Quốc, không biết tính sao đây, thưa bác sĩ...

Vị bác sĩ nửa đùa nửa thật: “Còn tính gì nữa cô, nhà báo là nhà mà khi có việc các nhà khác chạy đi thì nhà báo phải chạy đến”.

Rồi ông thủng thẳng giải thích MERS là bệnh lây qua hô hấp. Triệu chứng chính cũng giống bệnh đường hô hấp do virút: sốt, ho, nặng hơn sẽ thở mệt, nặng nữa suy hô hấp, nhưng virút này có thể gây thêm suy thận. Có bệnh nhân cũng kèm ói và tiêu chảy.

Theo ông, hiểu đường lây và thời gian ủ bệnh là quan trọng nhất cho phòng bệnh. Thời gian ủ bệnh ít nhất 14 ngày. Vì sao phải nhắc đi nhắc lại chuyện này: nếu ra khỏi vùng có bệnh mà 14 ngày không bị bệnh thì không có tiếp xúc với virút và không thể lây cho ai cả.

Chưa đủ 14 ngày sau khi ra khỏi vùng có bệnh vẫn phải theo dõi dấu hiệu phát bệnh. Nói Hàn Quốc hay các nước Trung Đông có bệnh nhân không có nghĩa virút có mọi nơi trên đất nước họ, mà có ở những vùng, những khu nhất định. Vậy “lỡ” đi Hàn Quốc rồi về nhà phải làm gì?

Trả lời câu hỏi này của tôi, vị bác sĩ khẳng định nếu khỏe mạnh thì cứ sinh hoạt, đi làm bình thường và sau 14 ngày thì... quên bệnh này luôn. Nhưng trong vòng 14 ngày thấy sốt, ho là tự mang khẩu trang để bảo vệ những người xung quanh (dù chưa chắc mắc bệnh) và đi khám bệnh...

Hiểu dịch bệnh tất yếu sẽ có cách phòng tránh hiệu quả và không hoang mang, cũng không lơ là. Ngược lại, sợ hãi, mù mờ, né tránh dịch bệnh nhưng lại làm không đúng cách thì cẩn thận đến mấy cũng có thể dính bệnh. Cảm nhận này xuất phát từ những gì đang diễn ra ở Hàn Quốc cũng như từ câu chuyện của bác sĩ nổi tiếng kia.

Việt Nam đủ điều kiện chống dịch nếu MERS-CoV xâm nhập

Đây là đánh giá của ông Masaya Kato (Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới tại VN). Theo ông Kato, hệ thống y tế của VN đủ điều kiện chống dịch, chỉ cần kích hoạt lại hệ thống này và trong tuần qua, liên tiếp các hoạt động được tổ chức kích hoạt toàn bộ hệ thống y tế để chống dịch MERS-CoV. Theo Bộ Y tế, nếu có ca bệnh, các ca đầu tiên được chuyển về tuyến T.Ư. Các ca bệnh kế tiếp điều trị tại chỗ. Bộ Y tế khuyến cáo người dân bình tĩnh, thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân như thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng, hạn chế đến nơi đông người...

Trong khi đó bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết ngành y tế TP đã triển khai các hoạt động phòng chống MERS-CoV. Khi phát hiện ca nghi ngờ mắc MERS-CoV ngay từ khâu kiểm dịch của sân bay Tân Sơn Nhất, Trung tâm cấp cứu 115 sẽ chuyển ca nghi ngờ đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới hoặc Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2 tùy độ tuổi.

Tại Đà Nẵng, Cảng vụ hàng không miền Trung và Sở Y tế TP Đà Nẵng đã họp với đại diện các hãng hàng không có chuyến bay trực tiếp từ Hàn Quốc đến Đà Nẵng. Trung tâm khai thác ga bố trí khu vực cho hành khách khai báo y tế, đồng thời dành riêng luồng vào để không lẫn với khách của các chuyến bay khác, tạo thuận lợi cho việc kiểm tra tờ khai y tế và khử trùng môi trường.

http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20150612/merscov-hieu-se-khong-so/760410.html

 

Những đại dịch bệnh khiến toàn thế giới phải khiếp sợ

Những căn bệnh trên toàn thế giới có tốc độ lây lan nhanh, khó khống chế cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, là tiếng còi báo động sức khỏe của người dân đang bị đe dọa.

Trước kia người ta chỉ coi HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ không có kháng sinh phòng ngừa và thuốc điều trị được bệnh thì đến ngày nay con số về các dịch bệnh đe dọa đến sức khỏe của người dân toàn thế giới ngày càng tăng lên đáng kể.

Dịch Ebola

Đại dịch hoành hành từ giữa năm 2014 tại Châu Phi khiến Tổ chức y tế thế giới (WHO) phải lên tiếng báo động trên toàn thế giới về sức lây lan và số người tử vong do căn bệnh này là rất lớn.

Việc khống chế dịch bệnh trên diện rộng vô cùng khó khăn, WHO phải kêu gọi thế giới cảnh giác, đồng thời ủng hộ nhân lực, vật lực để bù đắp lại sự mất mát của Châu Phi khi đại dịch này đi qua.

Tính đến đầu tháng 4/2015, có 25.616 trường hợp mắc bệnh, trong đó 10.636 trưởng hợp tử vong do ebola.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học, tìm kiếm vác xin, phương pháp điều trị bệnh vẫn đang là ẩn số với các nhà khoa học.

Giáo sư James Di Santo, nhà miễn dịch học tại viện Pastuer Paris cho biết. “Dịch bệnh này có thể suy yếu và kết thúc, nhưng sẽ có cuộc bùng nổ khác tại địa điểm khác, bởi vì virus tiềm ẩn trong tự nhiên.

Ví dụ trong các loài động vật nhỏ, vẫn là mối nguy đến loài người trong tương lai. Giải pháp tốt nhất chúng ta có thể nghĩ đến là phát minh một loại vác xin cho toàn cầu”. – Theo vnexpress.

Dịch bệnh MERS-CoV

Ở Châu Á căn bệnh khởi phát mới đầu tháng 6 tại  Hàn Quốc và đang có diễn biến phức tạp ở Trung Đông, Tiểu vương quốc Ả Rập Xê Út . Theo thống kê đã có tới 1.102 ca mắc bệnh, trong đó có 416 ca tử vong tại 24 quốc gia.

Đây được xác định là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính có mức độ nguy hiểm không thua kém virus Sars.

Những người mắc bệnh thường có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy thận, kéo dài khoảng 2 tuần, tỷ lệ tử vong lên tới 50%.

Việc tìm kiếm vác xin phòng và điều trị bệnh cũng đang được các nhà khoa hoa trên đường tìm kiếm gấp rút để dập tắt dịch bệnh, hạn chế sự lây lan, lây nhiễm như ebola.

Dịch SARS

Loại virus có tốc độ phát tán nhanh chóng trong không khí khiến người nhiễm bệnh bị viêm đường hô hấp. Một thời “làm mưa làm gió” ở các nước Châu Âu khiến nhiều người khiếp sợ.

Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu nhưng hiện tại vẫn chưa tìm ra thuốc chữa và vác xin phòng chống được căn bệnh này.

Căn bệnh thế kỷ - HIV/AID

HIV/AIDS làm mất hết khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, nhiễm trùng kéo dài, sốt, đổ mồ hôi đêm,…

Con đường lây nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục, đường máu, mẹ sang con,…

Đây là căn bệnh không khiến người bệnh tử vong ngay lập tức nhưng việc chưa có một loại vác xin nào có thể phòng chống và không có một loại thuốc nào từ xưa đến nay có thể điều trị được căn bệnh này khiến nó trở thành nỗi ám ảnh cho toàn thế giới.

Sốt xuất huyết

Căn bệnh xuất hiện trên toàn thế giới theo mùa. Chủ yếu là lây qua đường “muỗi đốt”. Đối tượng gặp nhiều nhất là trẻ nhỏ.

Chu kỳ của bệnh cũng được lặp đi lặp lại từ 3-5 năm/lần. Khi mắc bệnh người bệnh thường có hiện tượng xuất huyết trên da, sốt, lạnh, thất thường.

Viêm não Nhật Bản

Căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao hay gây nên những di chứng trầm trọng cho người bệnh như bại não, mù lòa, liệt,…Đến “mùa” bệnh sẽ bùng phát thành các đợt dịch kéo dài vài tháng.

Bệnh tay chân miệng

Căn bệnh gặp phần lớn là ở trẻ nhỏ. Loại virus này có tính truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh và mạnh có thể gây tử vong cho trẻ.

Khi nhiễm virus người bệnh thường có các mụn nốt xuất hiện ở tay, chân, miệng.

Cúm A (H7N9, H1N1, H5N1, H5N6)

Sốt, khó thở là biểu hiện phổ biến và chung nhất cho các loại cúm A nêu trên. Tuy nhiên, nó còn có thể diễn biến theo mức độ của từng loại.

Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, tiếp xúc với gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng, chim,…

Theo số liệu của WHO tính đến tháng 3/2015 đã có 631 ca nhiễm bệnh, trong đó có 221 tử vong do H7N9 tại Trung Quốc, Malaysia, Canada.

90 trường hợp mắc bệnh và 27 ca tử vong ở Trung Quốc và Ai Cập do H5N1. 22.240 trường hợp nhiễm bệnh, 1.198 người tử vong trên 13 bang của Ấn Độ do H1N1 hoành hành.

Bệnh sởi

Là căn bệnh không mấy xa lạ vì đã có mặt ở nhiều Quốc gia trên thế giới nhiều năm trước đây. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa trị chuyên biệt cho căn bệnh này.

Tại Việt Nam tính riêng năm 2014 vừa qua đã có hơn 5800 trường hợp xác định mắc sởi, 147 trường hợp tử vong trên cả nước. Đây cũng được xác định là năm khủng khiếp của đại dịch sởi ở nước ta.

Bệnh dịch hạch

Cuối năm 2014 vừa qua WHO đã thống kê có 119 người mắc bệnh dịch hạch và 40 trường hợp người tử vong tại Madagascar.

Theo nhận định thì đây là căn bệnh sẽ có những tiến triển phức tạp trong tương lai, là cái chết đen gieo rắc nỗi sợ hãi cho nhân loại. Nó có thể gây tử vong 100% cho những người mắc bệnh ở thể phổi.

Do đó, cảnh giác và đề phòng với căn bệnh này là điều cần thiết để bạn có thể giữ gìn sức khỏe và tính mạng của bạn.

http://soha.vn/song-khoe/nhung-dai-dich-benh-khien-toan-the-gioi-phai-khiep-so-20150612031016677.htm

 

TP.Hồ Chí Minh: Hàng chục công nhân liên tiếp nhập viện

Hai ngày qua, hàng chục CN của Cty Likelion VN (100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất đồ may mặc, ở số 55 đường Ích Thạnh, P.Trường Thạnh, Q.9) liên tiếp nhập viện cấp cứu với các triệu chứng khó thở, nôn ói, bủn rủn chân tay. Riêng trong ngày 10.6, có hơn 30 CN của Cty này phải nhập viện. Đến sáng 11.6, họ quay lại làm việc nhưng đến 9h, một số CN lại bắt đầu có triệu chứng khó thở, nôn ói, bủn rủn chân tay và ngất xỉu tại chỗ. Ngay sau đó, hàng loạt CN khác cũng ngất đi với triệu chứng tương tự. Các nạn nhân nhanh chóng được đưa vào Bệnh viện quận 9 và Bệnh viện Quân dân Miền Đông cấp cứu. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện quận 9 - cho biết, bệnh viện tiếp nhận 13 CN vào cấp cứu. Trong đó, có 2 ca cấp cứu ngày hôm trước tiếp tục ngất xỉu, 2 ca khác bị nặng được chuyển lên khoa nội để tiếp tục điều trị. Riêng 11 CN còn lại được thăm khám và phát thuốc rồi cho xuất viện. Tại Bệnh viện Quân dân Miền Đông cũng có 12 ca vào cấp cứu. Các cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận chính thức về vụ việc.

http://laodong.com.vn/cong-doan/tpho-chi-minh-hang-chuc-cong-nhan-lien-tiep-nhap-vien-340624.bld

 

Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng tới não

Các nhà khoa học thuộc Viện y học Đại học Freiburg (Đức) chỉ ra, vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch của não, có thể liên quan mật thiết tới các bệnh như Parkinson, Alzheimer… 

Kết luận được đưa ra khi chuyên gia thí nghiệm trên chuột và phát hiện vi khuẩn đường ruột kiểm soát công năng và quá trình trưởng thành của các tế bào microglia trong não - tế bào có thể phục hồi tổ chức não bị tổn thương. 

Não của chuột lớn lên trong môi trường vô trùng bị teo đi và tế bào microglia không lớn được, não gần như không có phản ứng khi bị kích thích bởi chứng viêm. Còn chuột sống ở môi trường bình thường sau khi bị giết sạch vi khuẩn đường ruột thì phản ứng miễn dịch của não cũng bị suy giảm. Từ đó, chuyên gia kết luận, vi khuẩn đường ruột và tế bào microglia tồn tại sự giao lưu liên tục.

http://www.anninhthudo.vn/khoe-dep/vi-khuan-duong-ruot-anh-huong-toi-nao/615628.antd

 

Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ em

Nghiên cứu mới nhất của các tiến sĩ về môi trường Úc (DEA) phát hiện ra rằng, sự nóng lên toàn cầu có thể khiến trẻ em dễ bị tổn thương hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do: hành vi của trẻ cho thấy trẻ có nguy cơ, cơ thể của trẻ có sự phản ứng khác nhau, trẻ nhỏ phụ thuộc vào người khác, và chúng có thể phải tiếp xúc cả đời với các tác hại tiềm ẩn.

Các bác sĩ lo ngại trẻ em Úc phải hứng chịu những ảnh hưởng sức khỏe do hậu quả của biến đổi khí hậu (BĐKH) như nhiệt độ tăng lên, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng và nắng nóng thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Các bác sĩ cũng lo lắng rằng, nhiệt độ là nguyên nhân khiến các bệnh lây lan do muỗi như sốt xuất huyết ở các khu vực xa hơn về phía nam tăng cao, ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm không khí, và tăng dị ứng phấn hoa trong không khí dẫn đến tỷ lệ bệnh sốt cỏ khô và hen suyễn tăng cao.

Nghiên cứu gần đây từ Brisbane và Bệnh viện Nhi Westmead ở Sydney, Úc đã chứng minh rằng nhiệt độ cao làm tăng tỷ lệ trẻ nhập viện vào khoa cấp cứu do bệnh sốt, viêm dạ dày ruột và hen suyễn.

Trẻ em dễ bị tổn thương bởi các bệnh có liên quan đến nắng nóng do chúng mải chơi ngoài trời, không uống nước đầy đủ và thiếu khả năng kiểm soát môi trường. Khối lượng cơ thể của trẻ nhỏ hơn tỷ lệ diện tích bề mặt cơ thể và yêu cầu sử dụng nước trên một đơn vị trọng lượng cao hơn; hệ thống miễn dịch còn non nớt của trẻ có thể khiến chúng mắc bệnh nhiễm trùng như viêm dạ dày ruột.

Sự phát triển não bộ liên tục của trẻ em, cùng với sự phụ thuộc của trẻ vào người chăm sóc cũng làm cho trẻ dễ bị tổn thương về tình cảm và ảnh hưởng nhận thức khi chứng kiến các sự kiện thời tiết cực đoan như cháy rừng và lũ lụt. Cuộc khảo sát về trẻ em sau sáu tháng xảy ra cháy rừng ở Canberra (năm 2003) cho thấy, tỷ lệ trẻ nhỏ mắc các vấn đề về hành vi và cảm xúc cao hơn nhiều và gần một nửa số trẻ được khảo sát có các triệu chứng rối loạn stress sau chấn thương.

Tuy nhiên, điều làm các bác sĩ lo lắng nhất là những ảnh hưởng sức khỏe trong tương lai do nhiệt độ Trái đất tăng thêm 4 độ C vào thế kỷ này nếu chúng ta không nhanh chóng giảm lượng khí thải. Điều này sẽ đe dọa đến những nền tảng cơ sở liên quan đến sức khỏe trẻ em như nước sạch, việc cung cấp thực phẩm và sự ổn định kinh tế – xã hội.

Mặc dù 88% bệnh tật ngày nay do BĐKH gây ra ảnh hưởng đến trẻ em ở các quốc gia đang phát triển, nhưng nguyên nhân rõ ràng là do mức độ phát thải khí nhà kính cao. Chúng ta phải có trách nhiệm giúp đỡ các trẻ em trên thế giới cùng với các quyền lợi trong việc duy trì sự ổn định về địa chính trị.

Về cơ bản, BĐKH là một sự bất công giữa các thế hệ. Chúng ta phải kêu gọi chính phủ hành động để giảm thiểu và lên kế hoạch thích ứng với BĐKH. Để tránh sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu hơn 2 độ C, chúng ta cần phải bắt đầu giảm lượng khí thải một cách rõ ràng trong thập kỷ này.

Mục đích của DEA, một tổ chức vận động sức khỏe của các bác sĩ y tế nhằm nâng cao nhận thức về mối liên quan giữa sức khỏe và môi trường, công bố các báo cáo về tác động của BĐKH đối với sức khỏe của trẻ em đã gây ảnh hưởng đến các cam kết giảm khí thải của chính phủ Úc ở cuộc đàm phán khí hậu toàn cầu diễn ra tại Paris trong năm nay.

http://www.thiennhien.net/2015/06/12/bien-doi-khi-hau-gay-anh-huong-nghiem-trong-den-suc-khoe-tre-em/

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác UBND xã
Thứ hai ngày 11/11/2024
Chủ tịch UBND: Dương Anh Tuấn
14:30: Phối hợp tổ chức đối thoại với hộ gia đình, cá nhân để thông báo chủ trương đầu tư xây dựng Công trình trụ sở công an xã
Thứ ba ngày 12/11/2024
Chủ tịch UBND: Dương Anh Tuấn
08:00: Tham dự tiếp xúc cử tri của Tổ đại biểu số 6 HĐND tỉnh
14:00: Tham dự Kỳ họp chuyên đề lần thứ 12 HĐND thị xã khóa VII nhiệm kỳ 2021-2026
Phó Chủ tịch UBND: Nguyễn Đắc Mùi
08:30: Họp tháo dỡ các mái che, di chuyển các vật dụng đặt lấn chiếm lòng lề đường
Phó Chủ tịch UBND: Đặng Văn Hiệp
08:00: Dự Hội nghị phổ biến nội dung công việc kiểm kê di sản văn hóa
15:00: Họp liên quan tổ chức giải đua ghe tại HTX NN Thuỷ Thanh
Thứ tư ngày 13/11/2024
Chủ tịch UBND: Dương Anh Tuấn
09:00: Họp rà soát, củng cố hồ sơ liên quan đến Ngô Tá Tuấn (để báo cáo xin ý kiến giải quyết đơn của ông Ngô Tá Nguyên).
Phó Chủ tịch UBND: Nguyễn Đắc Mùi
09:00: Họp rà soát, củng cố hồ sơ liên quan đến Ngô Tá Tuấn (để báo cáo xin ý kiến giải quyết đơn của ông Ngô Tá Nguyên).
Phó Chủ tịch UBND: Đặng Văn Hiệp
14:00: Tập huấn chuyển đổi nền tảng số
Thứ năm ngày 14/11/2024
Chủ tịch UBND: Dương Anh Tuấn
08:00: Họp Hội đồng nghĩa vụ quân sự thị xã
15:00: Họp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
Phó Chủ tịch UBND: Nguyễn Đắc Mùi
09:00: Họp liên quan thu thuế đất phi nông nghiệp
14:00: Họp triển khai vụ Đông - Xuân 2024-2025 và triển khai chính sách của Nhà nước về đất trồng lúa năm 2025
Phó Chủ tịch UBND: Đặng Văn Hiệp
08:00: Họp nghe báo cáo các hồ sơ trễ hẹn trong lĩnh vực đất đai
Thứ sáu ngày 15/11/2024
Chủ tịch UBND: Dương Anh Tuấn
08:00: Họp giải quyết đơn của ông Ngô Tá Nguyên về hoạt động xây dựng của ông Ngô Tá Tuấn tại thôn Lang Xá Cồn
08:00 -17:30Tiếp công dân định kỳ UBND xã
Phó Chủ tịch UBND: Nguyễn Đắc Mùi
08:00: Họp giải quyết đơn của ông Ngô Tá Nguyên về hoạt động xây dựng của ông Ngô Tá Tuấn tại thôn Lang Xá Cồn
Phó Chủ tịch UBND: Đặng Văn Hiệp
08:00: Dự tập huấn công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng năm 2024
Thứ bảy ngày 16/11/2024
Chủ nhật ngày 17/11/2024
Chủ tịch UBND: Dương Anh Tuấn
07:30: Dự Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" tại thôn Thanh Tuyền
14:00: Dự Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" tại thôn Vân Thê Trung
Phó Chủ tịch UBND: Nguyễn Đắc Mùi
08:00: Dự Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" thôn Vân Thê Đập
14:00: Dự Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" thôn Vân Thê Thượng
Phó Chủ tịch UBND: Đặng Văn Hiệp
08:00: Dự Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" thôn Lang Xá Bàu
13:00: Dự Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc" thôn Thanh Thủy
Truyền hình TRT
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 1.860.999
Đang truy cập 67