Tìm kiếm tin tức
DANH MỤC
.
 
           
            
           
         
         
    
 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Cầu ngói Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 03/04/2024

Cầu Ngói Thanh Toàn được công nhận là di tích cấp Quốc gia theo quyết định số 575/QĐ ngày 14/7/1990 của Bộ Văn hóa Thông tin - Thể thao và Du lịch (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và và được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là điểm du lịch của tỉnh vào tháng 01 năm 2019.

LÝ LỊCH DI TÍCH

I. TÊN DI TÍCH :

Di tích nghệ thuật kiến trúc "Cầu ngói Thanh Toàn".

Thôn Thanh Thuỷ Chánh, xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh T.T.Huế (tên cũ: Thôn Thanh Toàn, Tổng Gia Lê, huyện Hương Thuỷ).

II. ĐỊA ĐIỂM:

- Cách thành phố Huế khoảng 8km đường bộ (về phía Đông Nam)

- Phương tiện giao thông: Có thể sử dụng mọi phương tiện ô tô, xe đạp, ghe thuyền. Từ trung tâm thành phố (cầu Tràng Tiền) đi đến Cầu Ngói Thanh Toàn bằng một trong bốn lộ trình, trong đó một lộ trình có thể sử dụng ô tô theo đường quốc lộ 1A, còn lại ba lộ trình khác có thể đi bằng xe đạp, ghe thuyền.

- Ngày nay, lộ trình thường được sử dụng: từ cầu Tràng Tiền, qua chợ An Cựu, đến gần cống Phát Lát thì rẽ trái, đi theo bờ một con hói nhỏ, đến cống Kiểm Huệ lại rẽ phải, từ đây cứ đi mãi theo một con đường đất chạy quanh qua các thôn Nhất Đông, Tam Đông, Ngũ Đông thuộc xã Thuỷ An (thành phố Huế), khi qua cống Hói Lỡ thì đến địa phận thôn Lang Xá Cồn thuộc xã Thuỷ Thanh. Từ đường đất đó qua một cánh đồng rộng sẽ đến khu dân cư của làng Thanh Thuỷ Chánh, sau khi qua cầu Chùa. Tiếp tục men theo bờ con hói này đến đoạn cuối sẽ gặp một chợ nhỏ và Cầu Ngói Thanh Toàn.

III. LỊCH SỬ, SỰ KIỆN, NHÂN VẬT:

1. Vài nét về bà Trần Thị Đạo (còn gọi là Bà Cầu)

Đặc tiến Phụ Quốc Thượng Tướng Quân Cẩm Y Vệ phó quản lãnh họ Trần Duy có cháu nội bốn đời là Trần Văn Phó sinh được nhiều người con, trong số đó có bà Trần Thị Đạo. Lúc sinh thời, bà kết hôn với một vị quan thuộc về hạng đầu triều của nhà Lê (chồng bà người Bắc), người ta không biết tên ông mà chỉ biết ông được tăng đến tước hầu, nhưng không có con.

Người mệnh phụ này đã hảo tâm bỏ tiền ra xây dựng chiếc cầu bắc qua con hói của quê hương mình cho dân làng qua lại khỏi phải đi bằng đò, và đến đó nghỉ ngơi, giải trí những lúc rảnh rỗi. Nhờ công đức như thế mà bà và làng Thanh Thuỷ Chánh đều được vua Lê đương thời và vua Nguyễn sau này ban sắc chỉ để khen ngợi. Khi bà qua đời, dân làng đã thờ phụng bà ở trên cầu và cả ở trong đình làng.

2. Lịch sử xây dựng di tích lịch sử nghệ thuật kiến trúc Cầu Ngói Thanh Toàn:

Theo nhiều tài liệu để lại, cầu ngói Thanh Toàn đã xây cách đây 200 năm, nhưng các sử sách cũ của mấy thế kỷ vừa qua không thấy nói đến. Mãi đến đầu thế kỷ XX, vào năm 1910, bộ Đại Nam Nhất Thống Chí thời Duy Tân mới bắt đầu đề cập.

Đồng thời căn cứ vào một tờ sắc chỉ của vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740- 1786) ban cho làng và được thờ ở đình làng để ghi nhận "Cầu Ngói Thanh Toàn" đã do bà Trần Thị Đạo bỏ tiền ra xây dựng năm 1776, tức là vào năm Cảnh Hưng thứ 37 (ngày 27/11/1776). Vì vậy, vào thời điểm đó vua Lê Hiển Tông mới ban tặng cho làng Thanh Thuỷ Chánh một tờ sắc ca ngợi bà Trần Thị Đào và miễn cho dân làng các thứ sưu dịch để họ tưởng nhớ tới bà, thờ phụng bà và noi theo gương tốt của bà.

"Cầu ngói Thanh Toàn" được kiến trúc theo kiểu "thượng gia hạ kiều" (trên nhà dưới cầu)- là một loại kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao.

Đây là một chiếc cầu gỗ, ban đầu cầu có 7 gian, bên trên có mái che lợp ngói, trông từ xa như một cái đình nhỏ hay một dãy nhà xinh xinh. Cầu bắc qua con hói chảy xuyên suốt từ đầu làng đến cuối làng Thanh Thuỷ Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Phú.

Cầu dài 43 thước (mộc) tương đương 18,75m; rộng 14 thước (tương đương 5,82m), mái lợp bằng ngói ống.

Vào năm 1784, Cầu ngói Thanh Toàn đã bị một trận lụt lớn làm hư hỏng nặng nề. Phải đợi đến tháng 2 năm Thiệu Trị thứ 7 (tháng 3/1847) công việc sửa chữa mới được tiến hành. Bấy giờ làng đã cho khắc thời điểm này vào một trong các trục cầu.

Đến năm Thìn (1904) qua một trận bão lớn Cầu Ngói đã bị sụp đổ toàn bộ và đến hai năm sau 1906 cầu mới được sửa chữa và làm hoàn tất với tất cả kinh phí 950 đồng đương thời, gồm 700 do dân làng đóng góp và 250 do nhà nước trợ cấp. Trong lần tu sửa này dáng dấp cầu được tái thiết theo kiểu cũ nhưng kích thước cầu có thu hẹp lại như sau:

- Bề dài cũ: 18,75m        Bề dài mới: 16,85m

- Bề rộng cũ: 5,82m        Bề rộng mới: 4,63m

Năm 1956, cầu ngói Thanh Toàn lại được tu sửa. Trong lần tu sửa này chỉ có cái dáng dấp chung là vẫn giữ được như cũ, ngoài ra người ta đã thay đổi khá nhiều bộ phận, kể cả kích thước của chiếc cầu:

- Bề dài trước đây: 16,85m       Bề dài hiện nay: 17,8m

- Bề rộng trước đây: 4,63m       Bề rộng hiện nay: 4m

Đến năm 1971, cầu ngói đã được tu sửa lần cuối cùng và giữ mãi cho đến ngày nay.

Hai lần tu sửa vào các năm 1956, 1971 đều được ghi lại đầu hồi của cầu (bên tả và hữu) mà đến nay chúng ta vẫn còn đọc được năm trùng tu một cách rõ ràng.

Trong lần tu sửa cuối 1917 và hiện trạng Cầu Ngói mà chúng ta thấy hiện nay có một số thay đổi về hình thức và vật liệu xây dựng:

- Trước tiên người ta đã thay thế hệ thống trụ cầu gỗ lim hình tròn ngày xưa bằng hệ thống trụ cầu hình vuông xây bằng gạch và xi măng. Các trụ ngày trước được liên kết dọc bằng những đòn gỗ hình tròn, nay được thay thế bằng các thanh bê tông hình vuông. Hiện nay có ba hàng cột trụ vuông, mỗi hàng có 4 cột và hai bên là hai móng cầu cũng được xây bằng xi măng bền vững. Trường đà để chống đỡ gầm cầu gồm 6 cột gỗ to tròn bằng gỗ lim chống đỡ.

- Cầu ngói gồm 3 vài 7 gian, gian giữa được xây cao lên nối liền với hai gian kia hạ thấp xuống cho đến hai bờ của con hói. Gian giữa mặt quay về hướng Đông là một bức khám như để thờ bà Trần Thị Đạo, ở hai gian bên hơi nghiêng về phía dòng sông được thiết chế hai mặt phẳng bằng gỗ trên đó người ta đến ngồi để thưởng thức gió mát. Chiều rộng của rầm cầu và chiều cao của mái đủ để cho xe ô tô con đi qua.

- Bộ mái của cầu ngói nguyên trước kia được lợp bằng ngói ống tráng men. Giữa bờ nóc của gian trung tâm chấp bầu rượu. Các bờ nóc và bờ quyết của các gian đều theo hình những con giao ngoảnh mặt oai vệ. Nhưng qua các lần tu sửa thì đến nay bộ mái của cầu ngói được lợp bằng ngói liệt và được kẻ nổi bởi những đường bê tông chạy song song với nhau theo chiều mái. Trên bờ nóc gian giữa được chạm trỗ bởi mặt nguyệt và hai con phụng chầu nhau oai vệ. Cuối các bờ nóc của hai đầu mái là hình hồi long (rồng quay đầu lại). Bờ quyết ở các gian đều nới dài thêm đến tận mái.

- Hai phía đầu hồi của cầu được xây thêm, được xây bằng gạch và xi măng. Mỗi đầu hồi có 4 cột trụ vuông và khu dĩ có cấu trúc với những đường nét hoa văn mềm mại, cách điệu. Ở mặt ngoài của mỗi khu dĩ được đắp nổi bởi hình ảnh con dơi xoè cánh oai vệ, hoa lá, bát hữu, chữ tiện- mỗi đầu cầu đều có hai chữ "Phúc, Thọ" và trên mặt khu dĩ đầu phía rèm có ghi 4 chữ: Thanh Phong Minh Nguyệt vào năm trùng tu 1971 và khu dĩ phía Bắc ghi năm trùng tu 1956. Mặt ngoài và mặt bên của các trụ được đắp nổi bằng các câu đối chữ Hán, nhưng qua thời gian, năm tháng chiến tranh đã nhiều chỗ bị lỡ, bị bong nên có chữ hiện còn, có chữ đã bị lu mờ không đọc được.

Từ khu dĩ này ta có thể đi vào bên trong của Cầu Ngói. Cấu trúc bên trong của bộ mái hầu như còn giữ nguyên, đặc biệt là bộ sườn của các gian nhà trên cầu thì vẫn còn duy trì chất liệu gỗ. Tất cả có 12 dãy đòn tay được sơn màu xanh nhạt. Các kèo thì sơn đỏ và ở cuối mỗi kèo có chạm trỗ nổi hình dây leo, lá cuốn sơn vàng. Trụ giữa mỗi vì kèo được kết nối theo lối "trụ trốn" mà người thợ mộc địa phương gọi là "bộ chày cối". Toàn bộ cột nhà được chuốt tròn. Chu vi cột hiện 53cm, chu vi cột giữa 60cm, với dáng vẻ mảnh mai xinh xắn được liên kết với 6 xà ngang bằng gỗ lim rất lớn (có tiết diện chữ nhật 38cm x 27cm) chống đỡ dưới rầm cầu và kê trên đầu các trụ bê tông vững chắc.

Ván rầm cầu được thay thế bằng gỗ thông trong lần tu sửa năm 1971 (gian giữa 10 tấm gỗ thông và hai gian đầu hồi 15 tấm gỗ thông ghép lại).

Lòng cầu rộng 2,4m; từ rầm cầu đến nóc cao hơn 3m, nhưng hàng cột hiên chỉ cao 1,55m. Hai bên lòng cầu (trừ gian giữa đặt bàn thờ) có hai dãy lan can (bằng bục gỗ) để ngồi tựa hóng mát. Hai dãy lan can này cao 35cm.

Vị trí quan trọng nhất trên chiếc cầu này là gian giữa cao nhất và lớn nhất so với 6 gian hai bên- dành riêng để thờ bà Trần Thị Đạo. Mặt trước để trống không có lan can (chỉ có một đường gỗ kéo dài sang gian hai bên với các chấn song cũng bằng gỗ nhưng nay đã hư hỏng hết). Phía bên phải gian giữa được làm một khám thờ, mặt sau được bít ván. Trước khám thờ được làm bằng 4 cánh cửa gỗ theo kiểu "Thượng song hạ bản" tất cả đều được sơn màu vàng. Bên trong bàn thờ chỉ để hai chữ Hán "Kỷ niệm" trên vách gỗ. Bên trong khám thờ này được đặt một bát nhang bằng sành sứ, hai đài trầu nước, hai đế đèn bằng gỗ. Tất cả đều được sơn đỏ.

Tóm lại: Kiến trúc "Cầu ngói Thanh Toàn" theo nhiều tài liệu để lại và qua quá trình nghiên cứu khảo sát, qua các lần tu sửa như đã nói ở trên thì hình dáng của cầu hoàn toàn đổi khác (kích thước, vật liệu kiến trúc, bộ mặt của cầu...).

IV. NHỮNG DI VẬT HIỆN CÒN:

Tại gian giữa của Cầu ngói thanh toàn hiện còn một khám thờ, một bát nhang bằng sành sứ, hai đài trầu nước, hai đế đèn. Tất cả làm bằng gỗ và được sơn đỏ.

Một số bản sắc phong của các triều đại. Vua Lê và vua Nguyễn đương thời ban sắc chỉ: vua Lê Hiến Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740- 1786) và hoàng đế Khải Định đã ban tặng cho bà Trần Thị Đạo nay đã bị thất lạc không tìm thấy.

V. LỊCH SỬ VỊ THẦN ĐƯỢC THỜ, VIỆC THỜ CÚNG TƯỞNG NIỆM BÀ TRẦN THỊ ĐẠO:

Bà Trần Thị Đạo người có công lớn trong việc bỏ tiền để xây dựng cho dân làng một chiếc cầu để khỏi đi bằng đò, và ngồi nghỉ ngơi giải trí trong những lúc rảnh rổi.

Vì thế vào năm Cảnh Hưng thứ 37 vua Lê Hiển Tông mới ban tặng cho làng Thanh Thuỷ một tờ sắc để ca ngợi bà Trần Thị Đạo và miễn cho dân làng các thứ sưu dịch để họ tưởng niệm đến bà, thờ phụng bà và noi theo gương tốt của bà.

Trong một tờ sắc chỉ đề ngày 25 tháng 6 năm thứ 10 của triều đại mình (16/6/1925) hoàng đế Khải Định đã ban tặng cho bà Trần Thị Đạo tước hiệu: "Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù" và hạ lệnh cho dân làng phải làm lại cho bà một bàn thờ để bà hộ trì cho dân chúng.

Với công sức đóng góp của bà, với những sắc phong của các triều đại đã ban thưởng cho bà và dân làng. Sau khi bà qua đời để tưởng nhớ đến một người mệnh phụ đã có hảo tâm với làng, dân làng đã lập miếu thờ bà.

Lúc bấy giờ (1933) tại làng Thanh Thuỷ có đến 3 ngôi miếu thờ bà Trần Thị Đạo:

- Ngôi miếu thứ nhất nằm trong nhà thờ họ Trần ở Thanh Thuỷ Chánh (cách cầu khoảng 550m).

- Ngôi miếu thứ hai nằm trên cầu ngay ở gian giữa của cầu.

- Ngôi miếu thứ ba nằm ở gần cầu và ở trên bờ bên trái của con hói, làng đã dựng lên hai cái nhà bia, trên đó có ghi lại lịch sử của chiếc cầu và các đức hạnh tốt đẹp của người đàn bà có hảo tâm, nhưng ngôi miếu này đã bị đập phá không còn nữa.

Lễ kỵ bà Cầu (Trần Thi Đạo) vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch, nhằm ngày lễ Trung Thu.

Từ xưa đến nay, hễ đến ngày kỵ đó thì bao giờ làng cũng tổ chức ở bàn thờ trên cầu một lễ tế rất trọng thể. Ngày trước thì có cúng heo xôi. Nhưng ngày nay chỉ cúng một mâm cau trầu rượu và bông chuối hương đèn, trầm trà để tưởng niệm đến bà. Đồng thời có cử hành nhạc lễ và đọc chúc văn rất nghiêm túc.

VI. TÌNH TRẠNG DI TÍCH HIỆN NAY:

Cầu ngói Thanh Toàn là một công trình kiến trúc dân gian đã có một lịch sử lâu đời và có giá trị nghệ thuật cao.

Nhưng đến nay Cầu ngói Thanh Toàn đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Các mái ngói liệt đã bị vỡ khá nhiều. Bộ phận mèm, một số kèo và các cột đã bị mối mọt đục khoét. Dãy lan can ván đã bị gãy vỡ nhiều ảnh hưởng đến khách tham quan và những người qua lại ngồi hóng mát. Đặc biệt bộ ván của rầm cầu cũng bị hư hỏng, các tấm gỗ thông ghép lại cũng bị vỡ khá nhiều. Ở khám thờ của bà Trần Thị Đạo bộ khung cửa đã hỏng mất một bộ.

Vào khoảng đầu thập niên 1960, khi mở rộng con đường đất cho ô tô chạy qua làng Thanh Thuỷ Chánh, người ta cho xây thêm một chiếc cầu bê tông cốt thép (rộng 3,45m) bắc qua con hói. Đầu hai cầu chỉ cách nhau 3m ở phía Bắc và 6m ở phía Nam. Chiếc cầu bê tông đã chịu đựng những trọng tải quá lớn qua lại hàng ngày thay cho cầu Ngói, giúp bảo vệ tốt công trình kiến trúc cổ này. Nhưng việc xây dựng cầu mới quá gần cầu Ngói nên tầm nhìn từ cầu Ngói ra sông "Như Ý" đều không được "như ý" chút nào, làm giảm đi phần nào vẻ mỹ quan, thoáng đảng của khu vực này.

VII. YÊU CẦU CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ VIỆC TU BỔ, TÔN TẠO, PHÁT HUY DI TÍCH :

Căn cứ vào pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh của Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam ngày 4/4/1984.

Căn cứ vào lòng mong mỏi thiết tha của đông đảo dân làng, bà con ở xã Thuỷ Thanh nơi có di tích lịch sử giá trị này.

Căn cứ vào thực trạng của di tích hiện nay, UBND xã, Hội đồng nhân dân, Đảng uỷ... rất mong muốn di tích Cầu ngói Thanh Toàn sớm được các cấp chính quyền quan tâm, nghiên cứu đề nghị Nhà nước công nhận xếp hạng.

1. Trùng tu, sửa chữa lại Cầu ngói Thanh Toàn để trả lại chiếc cầu trở về càng gần nguyên trạng càng tốt.

2. Cải tạo lại mặt bằng xung quanh khu vực gần Cầu ngói để tăng thêm vẻ đẹp cho di tích.

3. Có thể dời chiếc cầu bê tông.

4. Sau khi trùng tu, sửa chữa xong phục vụ khách tham quan, giới thiệu rộng rãi và tạo điều kiện cho du khách gần xa đến chiêm ngưỡng, tham quan chiếc cầu trứ danh này: "CẦU NGÓI THANH TOÀN", để nhớ lại một câu hò dân gian cổ nhắc đến một công trình kiến trúc cổ:

          "Ai về Cầu ngói Thanh Toàn

           Cho em về với một đoàn cho vui!"

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bình Trị Thiên và công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hoá.- Bảo tàng Bình Trị Thiên tháng 9/1985.

2. Bài viết của Phan Thuận An: Cầu ngói Thanh Toàn một công trình kiến trúc dân gian cổ đáng được bảo tồn. (Từ trang 38(44).

Quang Được
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác UBND xã
Thứ hai ngày 13/05/2024
Chủ tịch UBND: Dương Anh Tuấn
14:00: Họp Ban Chấp hành Đảng bộ xã
16:00: Họp đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, NTM nâng cao
Phó Chủ tịch UBND: Nguyễn Đắc Mùi
14:00: Họp Ban Chấp hành Đảng bộ xã
16:00: Họp đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, NTM nâng cao
Phó Chủ tịch UBND: Đặng Văn Hiệp
14:00: Họp Ban Chấp hành Đảng bộ xã
16:00: Họp đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, NTM nâng cao
Thứ ba ngày 14/05/2024
Chủ tịch UBND: Dương Anh Tuấn
08:30: Làm việc với Đoàn Thanh tra về tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại cộng đồng trên địa bàn xã
14:30: Tổ chức Hội nghị công khai đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 Dự án Tổ hợp giáo dục thuộc Khu E An Vân Dương tại xã Thuỷ Thanh
Phó Chủ tịch UBND: Nguyễn Đắc Mùi
08:30: Khảo sát hệ thống cơ sở hạ tầng điện rẽ nhánh trên địa bàn xã
14:00: Kiểm tra việc đề nghị cấp phép thi công tuyến ống cấp nước tại thôn Vân Thê Trung
14:30: Dự Hội nghị công khai đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 Dự án Tổ hợp giáo dục thuộc Khu E An Vân Dương tại xã Thuỷ Thanh
Phó Chủ tịch UBND: Đặng Văn Hiệp
08:30: Làm việc với Đoàn Thanh tra về tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại cộng đồng trên địa bàn xã
14:30: Dự Hội nghị công khai đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 Dự án Tổ hợp giáo dục thuộc Khu E An Vân Dương tại xã Thuỷ Thanh
Thứ tư ngày 15/05/2024
Chủ tịch UBND: Dương Anh Tuấn
08:00: Làm việc với đơn vị sự kiện về việc tổ chức chương trình văn nghệ hưởng ứng Festival 2024
09:30: làm việc với các ban ngành, đoàn thể liên quan tổ chức Lễ hội chợ quê hưởng ứng Festival Huế 2024
14:30: Tập huấn triển khai sử dụng phần mềm họp HĐND trên nền tảng Hue-S
Phó Chủ tịch UBND: Nguyễn Đắc Mùi
08:00: Dự tập huấn kỹ thuật canh tác giống lúa mới
09:30: làm việc với các ban ngành, đoàn thể liên quan tổ chức Lễ hội chợ quê hưởng ứng Festival Huế 2024
14:00: Làm việc với các hộ dân sử dụng đất lấm chiếm vỉa hè tuyến đường Thuỷ Dương - Thuận An, thôn Lang Xá Cồn, xã Thuỷ Thanh
15:30: Làm việc với các đơn vị thi công liên quan đến công tác bảo hành hệ thống điện chiếu sáng năng lượng mặt trời đối với các tuyến đường đầu tư từ nguồn ngân sách xã
Phó Chủ tịch UBND: Đặng Văn Hiệp
08:00: Làm việc với đơn vị sự kiện về việc tổ chức chương trình văn nghệ hưởng ứng Festival 2024
09:30: làm việc với các ban ngành, đoàn thể liên quan tổ chức Lễ hội chợ quê hưởng ứng Festival Huế 2024
Thứ năm ngày 16/05/2024
Chủ tịch UBND: Dương Anh Tuấn
07:30: Tham dự Hội nghị quán triệt một số văn bản mới tại Thị uỷ
14:00: Dự Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024
Phó Chủ tịch UBND: Nguyễn Đắc Mùi
07:30: Tham dự Hội nghị quán triệt một số văn bản mới tại Thị uỷ
14:30: Làm việc với hộ chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh liên quan phản ánh Hue-S
15:30: Làm việc với ông Trần Duy Lân, thôn Thanh Tuyền liên quan một số nội dung
Phó Chủ tịch UBND: Đặng Văn Hiệp
07:30: Tham dự Hội nghị quán triệt một số văn bản mới tại Thị uỷ
08:30: Tổ chức lấy ý kiến liên quan khai thác các ki ốt và mô hình check-in Sen tại vùng Tướng Lễ
16:00: Khai mạc giải cầu lông thị xã
Thứ sáu ngày 17/05/2024
Chủ tịch UBND: Dương Anh Tuấn
08:00 -17:30Tiếp công dân định kỳ UBND xã
08:30: Họp triển khai kế hoạch thực hiện Luật lực lượng đảm bảo an ninh trật tự cơ sở
14:00: Rà soát phương án xây dựng KH về cấp GCNQSD đất
Phó Chủ tịch UBND: Đặng Văn Hiệp
14:00: Dự kiểm tra chấp hành Luật quảng cáo trên địa bàn xã
19:00: Dự giao lưu văn nghệ "Mừng sinh nhật bác Hồ"
Thứ bảy ngày 18/05/2024
Chủ tịch UBND: Dương Anh Tuấn
07:00: Ra quân thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật xanh
08:30: Họp rà soát hồ sơ điều chỉnh một số hạng mục liên quan công trình xây dựng nâng cấp mở rộng đường liên thôn Thanh Thủy Chánh (từ nhà nghỉ Anh Đào đến Văn Thánh)
15:30: Dự khai mạc và thi đấu giao lưu giải bóng đá do thị xã tổ chức
Phó Chủ tịch UBND: Nguyễn Đắc Mùi
07:00: Ra quân thực hiện phong trào "Ngày Chủ nhật xanh"
15:30: Dự khai mạc và thi đấu giao lưu giải bóng đá do thị xã tổ chức
Phó Chủ tịch UBND: Đặng Văn Hiệp
07:00: Ra quân thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật xanh
15:30: Dự khai mạc và thi đấu giao lưu giải bóng đá do thị xã tổ chức
17:00: Dự Lễ khai mạc Ẩm thực chay Đại lễ phật đản
Chủ nhật ngày 19/05/2024
Truyền hình TRT
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 1.439.358
Đang truy cập 3.052